Bạn đang muốn tìm hiểu giá sơn chống thấm sân thượng tốt nhất? Cùng Colorcity tìm hiểu vật liệu chống thấm sàn sân thượng tốt nhất và giá cả của chúng hiện nay như thế nào nhé.
1. Sơn chống thấm sân thượng
Sân thượng là khu vực thường xuyên chịu tác động của thời tiết và môi trường nên rất dễ bị thấm dột làm mất đi độ bền cũng như tính thẩm mỹ của công trình.
Vì vậy sử dụng sơn chống thấm sân thượng là việc vô cùng cấp thiết nhưng không phải ai cũng biết cách lựa chọn loại sơn chống thấm phù hợp.
Những thông tin mà Colorcity chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
Một số phương pháp chống thấm sân thượng phổ biến hiện nay là:
– Chống thấm bằng xi măng
– Lát gạch chống thấm sân thượng
– Dùng bạt chống thấm
– Chống thấm sân thượng bằng màng khò
– Sơn Epoxy chống thấm
– Dùng keo chống thấm
– Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
Về cơ bản, những phương pháp chống thấm truyền thống như dùng xi măng hay lát gạch đều có ưu điểm là chi phí thấp và gia chủ có thể thuê thợ xây bình thường.
Tuy nhiên, chúng lại có nhược điểm là hiệu quả chống thấm không cao và nhanh bị xuống cấp sau một thời gian.
Thay vào đó, để đạt được hiệu quả kháng nước tối ưu, gia chủ cần ưu tiên những phương pháp chống thấm đã được chứng minh là có hiệu quả chống thấm ưu việt như: dùng sơn chống thấm sân thượng, dùng nhựa đường hoặc màng chống thấm.
Tuy khâu thi công đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí đắt hơn nhưng khả năng chống thấm tốt và độ bền sẽ duy trì được lâu dài.
1.1. Vì sao phải chống thấm cho sân thượng
Sân thượng là khu vực quan trọng cần chống thấm bên cạnh sàn mái, tường ngoài trời và ban công.
Lý do là vì sân thượng nằm ở vị trí cao nhất của công trình nên thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều nguồn nước khác nhau như: nước mưa, nước từ hệ thống dẫn nước.
Đó là chưa kể nhiều gia đình còn dùng sân thượng để trồng rau xanh hoặc phơi đồ.
Nếu không thi công chống thấm thật kỹ càng thì nước từ sân thượng sẽ ngấm xuống trần nhà gây tình trạng bong tróc, nứt nẻ, loang lổ và nấm mốc.
Từ đó làm mất tính thẩm mỹ và giảm tuổi thọ của ngôi nhà.
Bên cạnh đó, sân thượng còn phải chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thường xuyên nên rất nhanh bị xuống cấp.
Sàn sân thượng dễ bị co giãn, nứt nẻ dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt và làm tăng nguy cơ thấm dột.
1.2. Sơn chống thấm sàn sân thượng
Tầm quan trọng của sơn chống thấm sân thượng đối với công trình của bạn:
– Bảo vệ bề mặt: Sơn chống thấm sàn sân thượng giúp tạo ra một “lớp áo” bảo vệ bề mặt công trình khỏi sự xâm nhập của nước, hơi ẩm và các tác động của thời tiết.
– Tăng tuổi thọ của công trình:
Việc sử dụng sơn chống thấm sân thượng giúp gia tăng tuổi thọ của các công trình xây dựng.
Đặc biệt là các công trình ở khu vực có khí hậu khắc nghiệt.
– Giảm chi phí sửa chữa, bảo trì: Sơn chống thấm sàn sân thượng giúp giảm chi phí bảo trì và sửa chữa do giảm được sự xuống cấp của công trình trước tác động xấu của thời tiết.
– Giảm chi phí làm mát: sơn chống thấm còn giảm sự thoát nhiệt và giảm điện năng tiêu thụ của hệ thống điều hòa không khí.
Sử dụng sơn chống thấm sân thượng là phương pháp được nhiều gia chủ lựa chọn để ngăn chặn tình trạng thấm dột xảy ra.
Đây là phương pháp thi công chống thấm không quá phức tạp, giá cả hợp lý và khả năng chống thấm tốt.
Để đáp ứng nhu cầu sơn chống thấm sàn sân thượng ngày càng cao của khách hàng, các hãng sơn cũng cho ra mắt nhiều loại sơn chống thấm.
1.3. Sơn chống thấm sân thượng tốt nhất
Hậu quả của việc sân thượng bị thấm dột:
– Mất thẩm mỹ: sân thượng bị thấm dột làm xuất hiện rong rêu và nấm mốc trên bề mặt
– Nước mưa trên sân thượng hoặc nước rò rỉ từ các đường ống ngầm bị hỏng nhỏ xuống từ trần nhà
– Về lâu dài, tình trạng thấm dột sẽ ảnh hưởng đến kết cấu sân thượng, làm giảm tuổi thọ ngôi nhà
– Chi phí sửa chữa, khắc phục tình trạng thấm dột vô cùng đắt đỏ, nhất là khi tình trạng thấm dột đã rất nghiêm trọng.
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn loại sơn chống thấm sân thượng với màu sắc và giá tiền chênh lệch.
Tùy vào đặc điểm của mỗi dòng sơn và mục đích sử dụng của bạn để có thể chọn ra dòng sơn hợp lý.
1.3.1. Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy
Sơn Epoxy thích hợp dùng cho sàn nhà xưởng, sân thể thao, khu vui chơi, sàn sân thượng.
Ngoài khả năng chống thấm tuyệt vời, sơn epoxy còn được dùng để trang trí và bảo vệ cho các thiết bị máy móc, nền bê tông.
Màng sơn epoxy có độ bám dính cao, cứng cáp giúp tăng khả năng chịu nước, chịu mài mòn và hóa chất cho sàn nhà.
Đây cũng là dòng sơn chống thấm sàn sân thượng có độ bền màu cao.
*Cách thi công sơn chống thấm Epoxy
Bước 1: Dùng máy chà nhám làm sạch bề mặt
Bước 2: Bả 2 lớp chống thấm (keo epoxy kết hợp với sơn chống thấm Epoxy), mỗi lớp cách nhau khoảng 4 – 6h.
Bước 3: Tiến hành sơn lót, sau 24 giờ lớp bả khô thì tiến hành quét sơn lót.
Sơn lót thường dùng loại sơn không dùng môi, loại không dung môi hoặc lựa chọn loại không màu.
Bước 4: Sơn phủ 2 lớp
1.3.2. Sơn chống thấm sàn sân thượng WP – PU
WP – PU là hợp chất polime có dạng polyurethane một thành phần với nhiều ưu điểm vượt trội như: có thể chịu được axit và có khả năng kháng kiềm cao.
– Chịu tia UV tốt
– Độ bám dính cao
– Khả năng chịu kháng xé, đâm xuyên rất tốt
– Nhanh khô và có thể đi lại trên bề mặt dễ dàng, dùng được trên nhiều vật liệu khác nhau.
* Cách thi công sơn chống thấm sân thượng WP – PU
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt cần được vệ sinh sạch sẽ bụi cát và vữa thừa. Đặc biệt cần phải xả nhám và tẩy sạch những vết dầu mỡ (nếu có).
Bước 2: Thi công
– Lớp 1 (Lớp kết nối): Pha 1kg PU với 0,3 – 0,5kg nước (đối với bề mặt chưa tạo ẩm).
Sau đó dùng chổi quét trên bề mặt trần thi công theo chiều vuông góc để sơn PU thẩm thấu kỹ vào bề mặt.
Sau từ 2 – 4h, tiến hành thi công lớp sơn chống thấm tiếp theo.
– Lớp 2 + 3: Không pha nước, dùng WP – PU nguyên chất.
Mỗi lớp cách nhau từ 2h – 4h, tùy vào điều kiện thời tiết.
1.3.3. Chống thấm WP – Bitsun
WP – Bitsun là loại sơn chống thấm sân thượng gốc bitum, kết hợp với một số khoáng chất và tăng cường thêm polymer để tối ưu khả năng chống thấm.
Đây là chất kết dính rất tốt không thấm nước, có thể chống thấm cho nhiều loại vật liệu khác nhau như: bê tông, kim loại, nhựa, gạch nung, chống gỉ…
– Vị trí sử dụng của loại sơn chống thấm này là: trên mái nhà, sàn, trần, bể nước thải, ống nhựa sàn nhà vệ sinh, ống thông tầng, ống trong hộp kỹ thuật…
* Hướng dẫn thi công sơn chống thấm sàn sân thượng WP – Bitsun
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công: từ đó loại bỏ hết bụi bẩn, cát vữa thừa và vết dầu mỡ trên bề mặt.
Tẩy bỏ các vị trí kết cấu bị yếu và trám trét tạo phẳng bề mặt.
Bước 2: Thi công
Đối lớp lớp đầu tiên là lớp kết nối: khi bề mặt đã ẩm đến mức bão hòa thì pha thêm 20% nước.
Nếu bề mặt quá khô hoặc chỉ tưới ẩm thì cần pha thêm từ 70 – 100% nước.
Sau đó dùng máy khuấy kỹ và đổ lên sàn rồi dùng chổi bản to để quét.
Quét vuông góc để sơn chống thấm sân thượng WP – Bitsun có thể thẩm thấu kỹ vào các khe kẽ và mao mạch.
Lớp 2 + 3: Dùng nguyên chất, không pha nước và quét như bước 1.
Các lớp cách nhau 2h – 4h, tùy vào điều kiện nhiệt độ và thời tiết.
2. Giá sơn chống thấm sân thượng
Báo giá sơn chống thấm sân thượng của mỗi thương hiệu sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm sân thượng với giá thành chênh lệch.
Về cơ bản, bảng giá sơn chống thấm sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như sau:
– Loại sơn: Các loại sơn có thành phần và tính chất khác nhau nên sẽ ảnh hưởng phần nào đến giá thành sản phẩm.
– Số lượng: số lượng sơn chống thấm mà bạn mua sẽ quyết định khá lớn đế giá thành sản phẩm.
Khi bạn mua sơn chống thấm với số lượng lớn thì sẽ được hưởng nhiều ưu đãi và chiết khấu cao hơn.
– Đại lý phân phối: nhiều đại lý sơn chống thấm sẽ có chế độ chiết khấu khác nhau.
Do vậy, bạn cần tìm hiểu và so sánh một số đơn vị để đưa ra được lựa chọn sáng suốt.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sơn chống thấm uy tín và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Dưới đây là bảng giá sơn chống thấm sân thượng mà bạn có thể tham khảo:
– Giá sơn chống thấm sân thượng WP – PU: dao động từ 2.000.000đ – 2.500.000đ (thùng 18kg)
– Báo giá sơn chống thấm Bitsun: dao động từ 800.000 đến 1.500.000đ (thùng 18 kg)
– Bảng giá sơn chống thấm sàn sân thượng WP – Latex đậm đặc: dao động từ 1.400.000 đ – 1.800.000đ (thùng 18 kg)
2.1. Tư vấn sơn chống thấm sân thượng
Quy trình thi công sơn chống thấm sân thượng một cách đầy đủ.
Bước 1: Làm sạch và chuẩn bị bề mặt thi công để đảm bảo tính ổn định và tăng khả năng bám dính cho sơn.
Bước 2: Thực hiện pha trộn hỗn hợp chống thấm (đối với sơn chống thấm sân thượng hai thành phần).
Bước 3: Tiến hành sơn từ 2 -3 lớp sơn chống thấm sân thượng chuyên dụng.
Lưu ý mỗi lớp sơn cách nhau từ 2 – 4 giờ tùy điều kiện thời tiết để màng sơn bám chặt vào bề mặt sàn.
Bước 4: Đợi cho lớp sơn chống thấm đã ổn định sau khoảng 7 ngày thì tiến hành bơm nước lên mặt sàn sân thượng để kiểm tra khả năng chống thấm.
Ngoài ra để tăng khả năng chống nước cho bề mặt sàn, bạn có thể lát thêm gạch tùy theo nhu cầu sử dụng.
2.2. Chuyên chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng là hạng mục xây dựng yêu cầu kỹ thuật cao và khó có thể thực hiện nếu bạn không phải là thợ chuyên nghiệp.
Do vậy, khi quyết định sơn chống thấm cho sân thượng nhà mình, bạn cần tìm hiểu kỹ các đơn vị hoặc đội thợ uy tín.
Họ sẽ tư vấn cho bạn phương án chống thấm tối ưu và tiết kiệm cho sân thượng nhà bạn.
– Ưu điểm của các đơn vị chuyên chống thấm sân thượng đó là:
+ Lên phương án chống thấm hiệu quả cho từng vị trí trên sân thượng
+ Lựa chọn nguyên liệu chống thấm tốt với giá cả phải chăng
+ Thi công trực tiếp, bởi đội ngũ thợ chống thấm giỏi và giàu kinh nghiệm
+ Tiến hành test thử nước và nghiệm thu kỹ lưỡng để đảm bảo công trình được chống thấm một cách triệt để.
+ Bảo hành dài hạn và tư vấn hỗ trợ khách hàng khi cần.
Lời kết:
Trên đây, Colorcity vừa tư vấn sơn chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay và các phương pháp chống thấm sàn sân thượng hiệu quả.
Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được phương án tối ưu cho công trình nhà mình.
>>>Xem thêm: https://colorcity.vn/son-chong-tham-san-thuong-tot-nhat-hien-nay/