Ngày nay, sơn chống cháy kết cấu thép cho nhà xưởng không chỉ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ công trình khỏi sự cố cháy nổ.
Nếu bạn đang tìm hiểu về các vật liệu chống cháy hiệu quả thì hãy theo dõi hết bài viết dưới đây nhé.
1. Sơn chống cháy là gì
Có thể thấy trong những năm gần đây, tình trạng cháy nổ diễn ra ngày càng gia tăng và gây thiệt hại nhiều về người và của.
Trong số những nguyên nhân gây ra cháy nổ thì nguyên nhân phổ biến nhất có lẽ là do các chủ đầu tư hoặc chủ nhà chưa chú trọng xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy, không trang bị các thiết bị và không sử dụng vật liệu chống cháy trong quá trình xây dựng.
Sơn chống cháy là một trong những loại vật liệu dùng trong xây dựng các công trình bằng sắt, thép và có khả năng làm chậm hoặc chống lại quá trình cháy.
Sau khi phủ sơn chống cháy lên bề mặt sắt, thép, sơn chống cháy sẽ tạo nên một lớp bảo vệ giúp cho kết cấu sắt thép tránh được những tác động không mong muốn của lửa bằng cách tạo thành một lớp than trên bề mặt tiếp xúc với lửa.
Sơn chống cháy kết cấu thép có vai trò quan trọng trong ngành xây dựng, nhất là ở những công trình có kết cấu thép như nhà máy, nhà xưởng, nhà thép tiền chế hay trung tâm thương mại…
1.1. Sơn chống cháy tiếng Anh là gì
Sơn chống cháy là giải pháp chữa cháy hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Trong tiếng Anh, có hai thuật ngữ dùng để chỉ sơn chống cháy, đó là: Fireproof Paint và Intumescent Paint.
Hai thuật ngữ trên đều có nghĩa là sơn chống cháy nhưng bản chất lại có sự khác biệt.
– Fireproof Paint có nghĩa là không cháy được. Khi sơn lên các bề mặt dễ cháy như gỗ, bề mặt sẽ không bắt lửa được và có thể tự dập tắt.
Trong trường hợp bề mặt bị bắt lửa thì tốc độ lan truyền của ngọn lửa cũng sẽ chậm hơn rất nhiều so với bình thường.
Điều này giúp làm giảm hiện tượng cháy lan trong những không gian nhỏ.
– Intumescent Paint là loại sơn khi gặp đám cháy sẽ tạo ra một lớp than tạo bọt trên bề mặt thư thép, gỗ, thạch cao.
Lớp than này đóng vai trò như một vách ngăn giữa đám cháy với vật liệu bên trong.
Lớp này có tác dụng cách nhiệt chất nền và khiến cho ngọn lửa mất nhiều thời gian để xuyên qua.
Sơn chống cháy thường có gốc nước hoặc gốc dung môi, thành phần chính là nhựa Acrylic, Epoxy, bột màu, hợp chất polyphosphate và các thành phần hoạt động khác.
Khi bề mặt được phủ sơn chống cháy có tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, các thành phần có trong sơn sẽ phản ứng với nhau và tạo ra màng xốp phồng nở có khả năng cách nhiệt.
Thời gian bảo vệ của sơn chống cháy phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên là chủ yếu.
1.2. Vật liệu chống cháy
Với tình trạng nóng lên toàn cầu và hỏa hoạn xảy ra thường xuyên như hiện nay thì các loại vật liệu chống cháy trong xây dựng được rất nhiều người quan tâm.
Vật liệu chống cháy là những loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất và đời sống, có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình lây lan của các đám cháy nhờ vào đặc tính chịu nhiệt cao.
Nhờ đó, chúng ta có thêm thời gian để bảo vệ tài sản, sức khỏe và cả tính mạng con người.
1.2.1. Cửa thép chống cháy
Loại vật liệu chống cháy này không chỉ được trang bị cho các công trình xây dựng quy mô mà còn ứng dụng nhiều trong các công trình dân dụng, nhà ở, chung cư hoặc căn hộ cao cấp.
Khác với vẻ đẹp sang trọng và truyền thống, cửa thép chống cháy mang đẹp vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà của bạn.
1.2.2. Tấm thạch cao chống cháy
Được làm từ chất liệu thạch cao, phụ gia Microsilica và sợi thủy tinh giúp tăng cường khả năng chống cháy.
Vật liệu dùng làm thạch cao chống cháy có chứa canxi sunfat – chất này sẽ không phản ứng khi gặp nhiệt độ dưới 2000 độ C.
Bên cạnh đó, khi xảy ra hiện tượng cháy, những phân tử nước có trong thạch cao sẽ hấp thụ nhiệt và giải phóng ra ngoài.
Không những thế, bông thủy tinh được dùng trong tấm thạch cao là vật liệu cách nhiệt và có khả năng chống cháy tốt nhất hiện nay.
Tấm thạch cao giúp ngăn khói và khí độc lây lan khi xảy ra sự cố hỏa hoạn và cháy nổ.
Hiện nay, vật liệu chống cháy này chủ yếu được dùng trong các công trình xây dựng và dân dụng.
1.2.3. Bông thủy tinh chống cháy
Bông thủy tinh chống cháy là vật liệu được dùng làm lõi trong của các thiết bị nội thất và xây dựng.
Đây là một trong những vật liệu chống nóng tốt được ưa chuộng hiện nay.
Thành phần chính của nó là sợi thủy tinh tổng hợp gồm Epoxy, polyester resin hoặc thermoplastic.
Ngoài các vật liệu kể trên, có thêm các loại sơn chống cháy ưu việt, được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong xây dựng.
1.3. Sơn xịt chống cháy ATM
Sơn xịt sơn xịt chống cháy ATM có khả năng chịu nhiệt lên đến 650 độ C, có khả năng bám dính tuyệt hảo và bền chắc.
Những loại sơn xịt chống cháy ATM có trên thị trường hiện nay thường được đặc chế từ nhựa nitrocellulose, Acrylic và chất tạo màu.
Đóng gói dưới dạng bình xịt cầm tay tiện dụng với ưu điểm là có độ bóng cao, nhanh khô, màu sắc bền đẹp với thời gian.
Mua sơn chống cháy atm sẽ giúp bạn bảo vệ bề mặt sử dụng và chống gỉ rất tốt.
Loại vật liệu chống cháy này có khả năng chịu nhiệt cao, dùng để sơn các bề mặt như: pô xe máy, vỉ nướng, ống xả khói, ống dẫn khí, lốc máy…
1.4. Vách chống cháy
Việc sử dụng tấm Cemboard để chống cháy và chống thấm nước đã giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí.
Đây là giải pháp hiệu quả được nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp áp dụng.
Vách chống cháy Cemboard còn được xếp vào top những vật liệu xanh đang “hot” trên thị trường hiện nay.
Được làm từ hỗn hợp của xi măng Portland, sợi Xenlulose và một số hợp chất vô cơ khác.
Đặc điểm nổi bật của sản phẩm này là có trọng lượng nhẹ, khả năng chống cháy và chống nước rất tốt.
Rất thích hợp để sử dụng ở cả khu vực ngoài trời lẫn những nơi có độ ẩm cao.
Tấm Cemboard dùng làm vách chống cháy khá tốt. Tùy vào độ dày của sản phẩm và số lớp mà bạn lắp đặt thành vách ngăn sẽ mang lại khả năng chống cháy cao hay thấp.
Thông thường, độ chống cháy của sản phẩm này có thể lên đến 3 giờ.
Nhờ đặc tính này mà tấm cemboard được dùng để làm cửa thoát hiểm, sử dụng để xây dựng phòng lưu trữ dữ liệu hoặc phòng họp của cán bộ cấp cao.
Loại vật liệu chống cháy này còn giúp hạn chế tiếng ồn và có khả năng cách âm tốt. Rất thích hợp để làm vách ngăn trong phòng karaoke.
Độ dày của số lớp Cemboard càng cao thì khả năng cách âm càng tốt.
Không những thế, vách chống cháy Cemboard còn có trọng lượng nhẹ và dễ dàng thi công, lắp đặt.
Nhờ vậy, giúp khách hàng có thể tiết kiệm lên đến 30% toàn bộ chi phí dự án xây dựng.
1.5. Sơn chống cháy pô xe máy
Ở Việt Nam, xe máy vẫn là phương tiện giao thông phổ biến được sử dụng phổ biến nhất.
Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ càng cao sẽ khiến xe máy nhanh chóng “bốc hỏa”.
Đây chính là “thủ phạm” khiến nhiều người bị bỏng khi chạm vào pô xe máy.
Do vậy, để bảo vệ chiếc xe hoạt động êm ái và an toàn cho người sử dụng thì sơn chống cháy cổ pô là giải pháp được nhiều người thực hiện.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sơn chống cháy pô xe máy giúp tăng sự chịu nhiệt cho ống pô.
Đặc điểm chung của các loại sơn chống cháy pô xe máy là dễ sử dụng, bề mặt sau khi sơn có màu đều và đẹp.
Không chỉ có vậy, chúng còn có già cả phải chăng và chất lượng tương đối tốt.
Cách sơn chống cháy pô xe cũng không quá phức tạp.
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ pô xe máy, tẩy sạch những vết gỉ sét có trên bề mặt pô.
Bước 2: Sau đó sơn từng lớp mỏng sơn chống cháy lên bề mặt pô xe.
Bước 3: Đợi khô từ 6 tiếng trở lên mới lắp ráp pô vào xe, tùy vào nhiệt độ thời tiết mà có thể đợi sau 1 – 2 ngày là tốt nhất.
Bước 4: Trong quá trình sử dụng xe máy, nên vệ sinh thường xuyên.
Trong trường hợp xe đi mưa bị bẩn thì phải đợi pô xe nguội hoàn toàn thì mới được vệ sinh sạch sẽ.
1.6. Sơn chống cháy ống gió
Hệ thống ống thông gió là một trong những con đường cháy lan nhanh nhất khi có hỏa hoạn xảy ra.
Chính vì vậy, việc sử dụng sơn chống cháy cho ống gió là vô cùng cấp thiết.
Ống gió là một phần quan trọng không thể thiếu trong các công trình lớn, các tòa nhà cao, chung cư, trung tâm thương mại, xưởng sản xuất…
Việc thi công Sơn chống cháy ống gió giúp hạn chế tối đa thiệt hại do hỏa hoạn gây ra, giúp ngăn tình trạng cháy lan theo đường ống gió qua nhiều khu vực khác trong tòa nhà.
Sơn chống cháy cho ống gió có thể giúp tăng thời gian chống cháy lên 45 phút, 60 phút hoặc 120 phút tùy thuộc vào độ dày lớp sơn khi thi công trên bề mặt vật liệu.
Một loại sơn chống cháy ống gió chất lượng phải có khả năng chịu nhiệt tốt.
Thông thường thành phần của sơn chống cháy cho ống gió sẽ bao gồm các hạt khoáng có độ thẩm thấu thấp và phụ gia.
Sản phẩm này phải có khả năng chịu nhiệt và chống cháy từ 2 – 4 giờ.
Giải pháp thi công của sơn chống cháy ống gió cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần phun sơn lên bề mặt ống gió đã được vệ sinh sạch sẽ với độ dày lớp sơn dao động từ 0,7 – 1mm.
Có thể thi công sơn chống cháy cho ống gió trong không gian hẹp dưới điều kiện khắc nghiệt.
Hệ thống ống gió chống cháy sau khi hoàn thiện phải được thử nghiệm và đạt các tiêu chuẩn về tính ổn định, tính toàn vẹn và tính cách nhiệt.
1.7. Sơn chống cháy cho gỗ
Từ xa xưa, gỗ đã được biết đến là loại vật liệu quan trọng được con người sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mặc dù được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và chi phí nhưng gỗ lại là vật liệu rất dễ bắt lửa.
Nói đến các vật liệu chống cháy phổ biến trên thị trường hiện nay, không thể không nhắc đến sơn chống cháy cho gỗ.
Có 2 loại sơn chống cháy cho gỗ phải kể đến là: sơn chống cháy cho gỗ có phủ màu và sơn chống cháy dạng trong suốt.
Thời gian bảo vệ gỗ từ 30 – 60 phút dưới tác động của lửa.
Khi sơn chống cháy gặp nhiệt độ cao nó sẽ phồng lên gấp 50 lần so với độ dày của lớp sơn đồng thời tạo thành lớp Carbon cách nhiệt cho gỗ.
Loại sơn chống cháy này làm lửa lan chậm hơn và làm gỗ bắt lửa chậm hơn.
Sau khoảng 30 – 90 phút, gỗ mới bắt lửa. Thời gian này sẽ đảm bảo đủ để người dân có thể thoát khỏi vụ hỏa hoạn.
Các loại sơn chống cháy cho gỗ thường được làm từ vỏ trấu và hạt Silicat Nano dạng cầu vô định hình có khả năng chịu nhiệt cao trong nhiều giờ.
1.8. Sơn chống cháy cho cáp điện
Sơn chống cháy cáp điện dùng để bảo vệ cáp điện lực, cáp viễn thông, cáp thang máy, cáp tín hiệu….
Loại sơn này dùng để chống cháy lan cho cáp điện và các máng cáp bằng cách phun chân không, quét hoặc lăn lên bề mặt của cáp và máng cáp.
Sơn chống cháy cáp điện có thể dùng để phủ cho cả 1 bọc cáp có nhiều sợi theo chiều ngang hoặc chiều dọc cho bề mặt dây cáp, giúp ngăn chặn sự cháy lan của lửa và các nguồn nhiệt khác.
Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy cáp điện khá độc đáo: khi nhiệt độ vượt quá 85 độ C thì sơn chống cháy bắt đầu giãn nở và chèn vào các lỗ hổng nhằm ngăn oxy đi vào khu vực phát nhiệt, giúp ngăn ngừa tình trạng cháy lan cho cáp điện.
2. Thi công sơn chống cháy
Quy định về sơn chống cháy cho nhà xưởng theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011 cần đáp ứng 4 yếu tố sau đây:
– Độ ẩm không khí: không thi công khi độ ẩm trong không khí đạt trên 85%.
– Nhiệt độ môi trường: không thi công khi nhiệt độ bên ngoài trên 45 độ C hoặc dưới 5 độ C.
– Nhiệt độ bề mặt thép: nếu nhiệt độ bề mặt thép quá cao hoặc quá thấp có thể gây hư hại cho màng sơn.
Vì vậy, khi thi công, đội thợ nên có thể che chắn vật liệu nếu thời tiết nắng nóng dài ngày hoặc chuyển thời gian làm việc từ buổi sáng sang chiều tối.
– Những điều kiện khác: hạn chế bụi bẩn bám vào bề mặt thép.
Ngừng thi công khi trời mưa, sương mù hoặc có gió mạnh, giông bão để tránh làm hư hại hoặc phá hủy màng sơn.
2.1. Quy trình sơn chống cháy
Trình tự thi công sơn chống cháy kết cấu thép như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt kim loại theo chuẩn SA
Bước 2: Phun lớp sơn chống gỉ
Bước 3: Phủ từng lớp sơn chống cháy để đạt độ dày mà mình mong muốn
Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu
Bước 5: Nghiệm thu công trình theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN 8789:2011
2.1.1. Bước 1: Làm sạch bề mặt cần sơn
Đây là bước quan trọng quyết định đến tính hiệu quả và tính thẩm mỹ mà sơn chống cháy mang lại.
Bề mặt sắt thép phải sạch và khô theo tiêu chuẩn SA 2.0. Các vết gỉ và cặn bẩn phải được tẩy sạch bằng bàn chải sắt hoặc bằng không khí khô nén.
Việc làm sạch bề mặt theo tiêu chuẩn SA còn giúp tăng khả năng bám dính và hiệu quả chống ăn mòn cho màng sơn.
* Mẹo kiểm tra bề mặt kim loại đã sạch sẽ hay chưa?
– Kiểm tra độ sạch bụi, sơn, gỉ trên bề mặt thép bằng cách dùng kính lúp có độ phóng đại cao gấp 6 lần để soi trên bề mặt sắt thép.
Nếu không thấy bụi bẩn nghĩa là bề mặt đã đạt yêu cầu.
– Kiểm tra xem có dầu, mỡ trên bề mặt hay không: bằng cách nhỏ từ 2 – 3 giọt xăng lên bề mặt thép đã được làm sạch.
Sau thời gian khoảng 15 giây, dùng giấy lọc thấm xăng còn đọng lại trên bề mặt sắt thép.
Nhỏ xăng sạch lên bề mặt giấy lọc cùng loại để kiểm tra. Sau khi xăng đã bay hết, nếu màu sắc của cả vết xăng sạch và vết xăng trên bề mặt giống nhau thì nghĩa là bề mặt đã đạt yêu cầu.
2.1.2. Bước 2: Phun lớp sơn lót chống gỉ lên bề mặt đã được làm sạch
Sơn lót chống gỉ giúp chống oxi hóa cho thép và tạo độ bám tốt cho lớp sơn chống cháy.
Trong quá trình sơn lót chống gỉ, cần đảm bảo độ dày của màng sơn từ 50 µm – 80 µm và sơn bám đều trên bề mặt vật liệu.
Sau khi sơn xong toàn bộ lớp sơn chống gỉ cần nghiệm thu theo các chỉ tiêu quy định tại TCVN 8789:2011 về tổng độ dày các lớp sơn trên bề mặt thép, độ bám dính đạt chuẩn rồi mới chuyển sang bước sơn phủ hoàn thiện.
2.1.3. Bước 3: Hoàn thiện phủ lớp sơn chống cháy kết cấu thép
Sau khi lớp sơn lót chống gỉ đã khô thì tiến hành phủ sơn chống cháy lên bề mặt cần thi công.
Lớp sơn càng dày thì thời gian chống cháy càng lâu.
Chú ý: Sau khi hoàn thiện cần dùng dụng cụ đo độ dày của sơn để kiểm tra.
– Nên sử dụng máy phun sơn để bề mặt sơn được đẹp hơn
– Cần đảm bảo màng sơn đã khô và đạt độ dày tiêu chuẩn kiểm định sau khi hoàn thiện lớp sơn phủ chống cháy.
2.1.4. Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc
Sau khi hoàn tất quá trình sơn chống cháy, bạn cần sơn thêm một lớp sơn phủ màu để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Lớp sơn phủ màu đóng vai trò như một lớp “áo giáp” bảo vệ đồng thời cũng là để trang trí cho bề mặt được đẹp hơn.
2.1.5. Bước 5: Nghiệm thu chất lượng thi công
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011, có ba bước nghiệm thu chất lượng thi công sơn chống cháy, cụ thể như sau:
– Kiểm tra thời gian khô của sơn và thời gian sơn giữa các lớp sơn theo quy định mà nhà sản xuất đưa ra.
– Kiểm tra độ bám dính và độ dày của các lớp sơn (gốm: sơn lót chống gỉ, sơn chống cháy và lớp sơn phủ màu sắc).
– Kiểm tra độ phủ của sơn trên đầu bu lông, khe tiếp giáp nhiều lớp thép và các góc cạnh để hướng dẫn thợ thi công thực hiện đúng theo quy định của nhà sản xuất.
2.2. Sơn chống cháy kết cấu thép
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Quy chuẩn 06 do Bộ ban hành không có quy định sơn chống cháy nhà xưởng bởi đây là vật liệu không thể chuẩn hóa.
Ông cũng khẳng định, đa số nhà xưởng hiện nay của Việt Nam đều thuộc diện không phải bọc bảo vệ kết cấu thép.
Công trình đã áp dụng quy chuẩn trong giai đoạn thiết kế khi được góp ý hoặc thẩm duyệt thì sử dụng quy chuẩn đó đến khi nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Các quy định về cấp nước chữa cháy như lưu lượng, áp suất hoặc thời gian sẽ phụ thuộc vào công năng và quy mô của công trình.
Sơn chống cháy thế hệ mới là sơn Epoxy 2 thành phần có hoạt chất chống cháy, chất đóng rắn polyamide, phụ gia, bột màu và dung môi.
Đặc tính của loại sơn chống cháy kết cấu thép này là:
– Chống cháy trong thời gian dài lên đến gần 3 tiếng
– Khả năng chịu mài mòn tốt
– Chịu được môi trường ô nhiễm và có độ ẩm cao
– Chống ăn mòn tốt
– Khả năng bám dính tốt
– Chịu được nhiệt độ 1100 độ C, trong thời gian 3 tiếng tùy vào độ dày của nước sơn chống cháy
– Thời gian khô nhanh
– Có thể thi công ngay tại nhà máy hoặc xưởng sản xuất
2.3. Sơn chống cháy 120 phút
Sơn chống cháy 120 phút là khái niệm dùng để chỉ thời gian chống cháy hay còn gọi là độ chịu lửa của loại sơn chống cháy kết cấu thép.
Sau khi phủ một lớp sơn chống cháy lên bề mặt thép, lớp sơn này sẽ tạo thành màng chắn bảo vệ giúp kết cấu thép tránh được những tác động không mong muốn từ lửa, chịu nhiệt lâu hơn khi xảy ra hỏa hoạn đồng thời kéo dài thời gian chờ để lực lượng cứu hỏa kịp thời đến cứu chữa.
Sơn chống cháy kết cấu thép một thành phần không chứa halogen và tăng cường khoáng chất giúp tăng khả năng chống cháy và chịu nhiệt.
– Trong môi trường có nhiệt độ cao từ 200 – 300 độ C, các thành phần có trong sơn chống cháy sẽ phồng nở và tạo thành một lớp than hóa bền vững có khả năng cách nhiệt.
Từ đó giúp bảo vệ kết cấu bên trong và không cho chúng tiếp xúc với nguồn nhiệt.
Lớp phồng nở này có cấu trúc xốp gồm nhiều lỗ trống có dạng tổ ong giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong một khoảng thời gian nhất định.
Sơn chống cháy 120 phút có khả năng bám dính tốt trên nền sơn lót cũng như trên bề mặt kim loại.
Loại sơn này sử dụng hệ dung môi đặc biệt giúp cho màng sơn nhanh khô và tiết kiệm thời gian thi công.
2.4. Sơn chống cháy 150 phút
Sơn chống cháy kết cấu thép có thời gian chịu nhiệt lên đến 150 phút trên thị trường hiện nay thường là sơn chống cháy gốc dầu 1 thành phần.
>>>Xem ngay: Cách dùng sơn chống thấm gốc dầu
Có thể thi công dễ dàng, nhanh khô, màng sơn mỏng và màng sơn mỏng.
Sơn chống cháy 150 phút để chỉ thời gian chịu lửa của bề mặt được phun sơn chống cháy lên đến 150 phút.
Tùy theo yêu cầu về định mức thi công đối với loại sơn này thường là 1,28kg/m2.
Độ dày màng sơn sau khi khô là 696 μm và thời gian khô hoàn toàn là 24 giờ.
Lời kết:
Trên đây, Colorcity vừa giới thiệu cho bạn các loại vật liệu chống cháy phổ biến trên thị trường hiện nay.
Hy vọng rằng, những nội dung mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp chống cháy toàn diện cho công trình của mình.
>>>Xem thêm: Sơn công nghiệp | Sơn gỗ công nghiệp