Những điều cần biết về sơn ngoại thất

Sơn ngoại thất còn được ví như tấm khiên bảo vệ cho ngôi nhà của bạn. Vậy nên bạn cần phải lưu ý đến cách chọn sơn cũng như các cách để tránh những sự cố không đáng có cho ngôi nhà.

Sơn ngoại thất còn được ví như tấm khiên bảo vệ cho ngôi nhà của bạn. Vậy nên bạn cần phải lưu ý đến cách chọn sơn cũng như các cách để tránh những sự cố không đáng có cho ngôi nhà.

Có rất nhiều yếu tố cần phải cân nhắc khi lựa chọn sơn ngoại thất cho căn nhà của bạn. Tất nhiên vẻ bề ngoài là quan trọng, nhưng lớp sơn phủ còn là lớp bảo vệ cho tổ ấm của bạn. Lớp sơn sẽ bảo vệ ngôi nhà bạn khỏi tác động của thời tiết, của côn trùng, nấm mốc cũng như tránh thiệt hại cho lớp trát tường bên trong.

Có rất nhiều loại sơn ngoại thất khác nhau và để lựa chọn được đúng loại mình cần, bạn hãy lưu ý những đặc điểm của mỗi loại dưới đây.

Sơn gốc nước và sơn gốc dầu

Chất kết dính sắc tố trong sơn giúp phân biệt các loại sơn khác nhau, đó là sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Khi đi đến cửa hàng, bạn sẽ tìm thấy sơn nước dưới tên “latex paint”, trong khi sơn dầu sẽ có nhãn ghi “alkyd paint”. Bạn có thể sơn sơn dầu lên trên sơn nước nhưng không thể làm ngược lại. Với sơn gốc nước, bạn có thể làm sạch vết sơn, chổi lăn, cọ sơn với nước; với sơn gốc dầu bạn sẽ cần đến những chất rửa và dung môi chuyên dụng hơn. Mặc dù sơn gốc nước sẽ nhanh khô hơn, ít mùi, an toàn sức khỏe hơn nhưng sơn gốc dầu sẽ cho độ bền cao hơn, chống bám dính bụi bẩn và chịu chùi rửa tốt.

Độ bóng bề mặt sơn ngoại thất

Sơn cũng có thể được phân loại theo độ bóng bề mặt sau khi khô. Bạn có thể tìm thấy các loại sơn được ghi nhãn “mờ” (flat finish), “bán bóng” (semigloss finish), “bóng” (gloss), “siêu bóng” (super gloss), … Điều này giúp bạn biết bề mặt sơn sau khi khô sẽ trông như thế nào, đồng thời với mỗi loại bề mặt cũng sẽ có mức độ chịu chùi rửa khác nhau.

Sơn mờ (flat finnish) sẽ có độ phản chiếu ánh sáng tốt nhất và do đó sẽ giúp giấu đi những điểm khiếm khuyết của tường tốt nhất; mặt khác, sơn mờ dễ lưu lại vết bẩn trên tường hơn. Sơn mờ phù hợp cho sơn các khu vực ít bị va chạm đến như trần nhà, phòng ngủ người lớn, … và không nên dùng để sơn ngoại thất.

Sơn bóng nhẹ (satin finish) có bề mặt phản đối ánh sáng tương tự như vỏ trứng, tốt hơn sơn mờ và có thể chịu chùi rửa tốt hơn. Loại sơn này có thể dùng để sơn ngoại thất nhưng cũng không phải là một phương án tối ưu.

Sơn bán bóng (semigloss finish) có độ bám bẩn thấp, dễ dàng lau chùi và để lại bề mặt bóng tương đối vì thế bạn nên sử dụng cho hành lang, cầu thang, phòng tắm, …

Sơn siêu bóng (super gloss) có độ bám bẩn thấp nhất và cũng dễ dàng chùi rửa nhất, phù hợp để sơn những khu vực tường ngoài dễ bị bám bẩn như gần khu trẻ em chơi đùa, gần vườn, … Loại này sẽ tạo bề mặt rất bóng, phản chiếu ánh sáng tốt, và do đó nó sẽ dễ làm lộ một số khuyết điểm của tường.

Hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)

Hiện nay vấn đề môi trường được người tiêu dùng quan tâm hơn bao giờ hết. Vì thế một số hãng sản xuất sơn hàng đầu đã tiến hành nghiên cứu, cải tiến công nghệ để giảm hàm lượng VOCs trong dung môi sơn, giảm lượng khí thải độc hại trong quá trình sơn khô.

Những loại sơn thân thiện với môi trường thường được dán nhãn “low VOCs”. VOCs gây ra các tổn thương cho bộ phận nội tạng, đặc biệt là thận, phổi và gan. Mặc dù sơn “low VOCs” là an toàn cho sức khỏe và thân thiện môi trường, giá của loại sơn này cũng cao hơn so với các loại sơn thông thường.

Đặc biệt với sơn ngoại thất của Colorcity, các chỉ số hàm lượng VOCs đều đạt mức thấp hơn 5 lần so với mức tiêu chuẩn “low VOCs”.

Sơn ngoại thất

WeatherGard                     VOCs < 50 g/L

SuperGard                         VOCs < 50 g/L

Chúc các bạn sẽ lựa chọn được các loại sơn ngoại thất ưng ý nhất để sử dụng cho gia đình mình. Với sự đồng hành của sơn ngoại thất Colorcity, ngôi nhà sẽ mãi trường tồn cùng năm tháng !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *