Đối với người nuôi cá cảnh thì sơn chống thấm hồ cá là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình thi công.
Công đoạn này giúp đảm bảo công năng sử dụng lâu dài của hồ cá và giúp quá trình dọn dẹp, vệ sinh lòng hồ trở nên dễ dàng hơn.
Loại sơn chống thấm bể cá, bể nước nào tốt nhất hiện nay. Hãy cùng Colorcity tham khảo bài viết dưới đây.
1. Những lưu ý quan trọng khi sơn chống thấm hồ cá
1.1. Chọn sơn chống thấm có độ đàn hồi tốt và khả năng chống nứt hiệu quả
Sau khi chống thấm hồ cá thì màng sơn có thể bị co giãn tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và thời tiết.
Nếu sơn có chất lượng kém sẽ rất dễ bị nứt, gãy sau một thời gian thực hiện chống thấm.
Do đó, khi chọn sơn chống thấm hồ cá koi, bạn cần rất lưu ý vấn đề này.
1.2. Chọn sơn chống thấm bể cá có hiệu quả chống thấm và chống rêu mốc
Với đặc trưng cần chứa nước và duy trì một lượng lớn nước trong hồ nên những loại sơn chống thấm bể nước phải có khả năng chống thấm tuyệt đối.
Không nên “ham rẻ” mà lựa chọn những loại sơn kém chất lượng, dễ khiến nước bị rỉ ra ngoài.
Từ đó khiến cho môi trường trong hồ cá không đảm bảo vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá trong hồ.
1.3. Chọn sơn chống thấm bể cá có màng sơn chống trơn trượt
Trong quá trình sử dụng, chắc hẳn bạn phải vệ sinh hồ cá thường xuyên để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho các chú cá của mình.
Với những hồ cá có diện tích lớn, bạn càng phải vệ sinh kỹ càng hơn.
Do vậy, một loại sơn chống thấm bể cá chống trơn trượt sẽ giúp quá trình vệ sinh hồ cá diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn.
1.4. Chọn loại sơn chống thấm bể nước có khả năng bám dính tốt
Hồ cá thường được làm với nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đá, bê tông, gạch, kính…
Do đó, bạn cần chọn loại sơn chống thấm hồ cá koi có độ bám dính tốt và phù hợp.
1.5. Sơn chống thấm bể cá bền màu với thời tiết
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm giá rẻ, sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong tróc và phai màu do tác động của ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao.
Do đó, khi lựa chọn sơn chống thấm cho hồ cá koi, bạn cần lưu ý đến yếu tố này.
1.6. Chọn sơn chống thấm chịu được áp suất cao của nước
Hồ nuôi cá chứa rất nhiều nước và áp suất lớn sẽ ảnh hưởng đến độ bền của màng sơn chống thấm.
Sơn chống thấm hồ cá koi chịu được áp suất thủy tĩnh lớn sẽ giúp cho màng sơn luôn bền màu và không bị nứt vỡ.
2. Các loại sơn chống thấm hồ cá koi chất lượng
2.1. Sơn chống thấm bể cá WP – NANO
WP – Nano là một loại sơn chống thấm rất được ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng.
Không chỉ chống thấm hồ cá mà loại sơn này còn có thể sử dụng cho rất nhiều công trình khác như: chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm sàn nhà…
Sơn chống thấm hồ cá koi WP – Nano có dạng lỏng với khả năng bám dính tốt.
Đặc biệt có khả năng chống chịu lại môi trường và khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam.
WP – Nano thường được dùng để chống thấm cho nhiều bề mặt khác nhau, nhất là đối với các hồ cá được xây dựng ngoài trời.
Khi chống thấm bể cá bằng sơn WP – Nano, người ra thường quét từ 2 – 3 lớp để nâng cao hiệu quả chống thấm cho công trình.
Cách sử dụng loại sơn chống thấm này cũng vô cùng đơn giản.
Sau khi vệ sinh mặt bằng, người thợ có thể dùng WP – Nano trộn với xi măng theo tỷ lệ phù hợp. Sau đó dùng cọ hoặc cây lăn sơn chống thấm để quét trực tiếp lên bề mặt.
Đối với những vị trí góc cạnh của bể cá, dùng kết hợp với vải thủy tinh hoặc lưới thủy tinh để gia cố và tăng khả năng chống thấm cho sơn.
2.2. Sơn chống thấm hồ cá koi WP – Latex
WP – Latex là chất kết nối đậm đặc gấp 3 lần loại sơn chống thấm Latex thông thường với nhiều ưu điểm vượt trội.
Đặc biệt nó rất nhanh khô và bền bỉ với thời gian.
Ứng dụng nổi bật nhất của WP – Latex có lẽ là khả năng chống thấm hồ cá koi hiệu quả.
Giá thành rẻ và hiệu quả chống thấm rất tốt là một trong những ưu điểm lớn giúp WP – Latex được nhiều người lựa chọn.
Lưu ý khi dùng WP – Latex: Trước khi thi công, bề mặt lòng hồ cá phải được làm sạch và tưới ẩm nhưng không để cho nước đọng lại.
WP – Latex là chất kết nối nên phải dùng với vữa xi măng mà không được dùng riêng.
2.3. Sơn chống thấm bể nước Bitsun
WP – Bitsun là loại sơn chuyên dụng dùng để chống thấm cho bể nước, hồ cá do thương hiệu Wapoo nghiên cứu và phát triển.
Loại sơn này có thể dụng cho nhiều bề mặt khác nhau như: bê tông, kim loại, xi măng, gạch nung, nhựa…
Loại sơn chống thấm hồ cá koi này sở hữu khá nhiều ưu điểm mà không phải loại sơn chống thấm nào cũng có.
– Giá thành rẻ
– Là chất kết dính tốt, không thấm nước
– Thành phần có thêm khoáng chất và tăng cường polymer giúp tối ưu hóa khả năng chống thấm và tính đa dụng cho sản phẩm
Trong quá trình thi công chống thấm bể cá thì khâu làm sạch bề mặt vẫn là một trong những công đoạn quan trọng nhất.
Vì vậy, dù có lựa chọn loại sơn chống thấm nào thì bạn cũng nhất định không được bỏ qua công đoạn này.
>>>Xem thêm: Ưu điểm và hướng dẫn sử dụng chống thấm gốc Bitum WP – BITSUN
2.4. Cách chống thấm bể cá bằng sơn Epoxy
Epoxy là sơn chống thấm chuyên dụng cho hồ cá. Ngoài sơn Epoxy thì nhãn hiệu này cũng phát triển khá nhiều loại sơn chống thấm cho các công trình khác.
Ưu điểm lớn nhất của loại sơn chống thấm bể cá này là khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau, bao gồm cả xi măng và kim loại.
Đặc biệt, khả năng chống hao mòn của sơn Epoxy cũng được người sử dụng đánh giá rất cao.
Lựa chọn sơn chống thấm hồ cá màu xanh epoxy giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Tuy nhiên, quy trình thi công sơn chống thấm Epoxy sẽ mất khá nhiều thời gian mặc dù nhà sản xuất đã đưa ra bảng hướng dẫn sử dụng chi tiết.
2.5. Sơn chống thấm cho bể cá gốc polyurethane WP – PU
Hiện nay, những dòng sơn chống thấm hồ cá gốc polyurethane được nhiều người lựa chọn bởi có độ bền cao và giá cả hợp lý.
Hơn thế nữa, gốc polyurethane được hiểu đơn giản là dạng sơn 2 thành phần có độ bóng nhất định.
Dùng làm lớp phủ bên ngoài với khả năng chịu mọi điều kiện thời tiết, có khả năng chống kiềm, chống muối hóa hiệu quả.
Bên cạnh đó loại sơn chống thấm bể nước WP – PU còn có thể pha màu nên đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình của bạn.
Ngoài ra, sơn chống thấm hồ cá koi WP – PU còn có khả năng chống chịu tia UV và bền màu với thời gian.
>>>Xem ngay: Hướng dẫn sử dụng chi tiết Sơn chống thấm WP – PU Ở ĐÂY
3. Hướng dẫn sử dụng sơn chống thấm hồ bơi
Để làm chống thấm cho hồ cá, bể nước, bạn cần thực hiện theo từng bước như sau:
3.1. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt lòng hồ
Nếu bề mặt hồ cá còn mới, bạn cần cải tạo để hạn chế nguy cơ bị thấm nước. Bạn nên làm sạch bề mặt và chà nhám để tăng độ bám dính.
Với mặt sàn có những vết nứt thì cần xử lý bằng cách dùng keo trám hoặc dùng vải/lưới chống thấm.
Sau khi xử lý xong bề mặt cần thổi bụi để bề mặt được láng mịn và trơn tru.
3.2. Tiến hành lăn sơn chống thấm cho hồ cá koi
Một số loại sơn chống thấm bể cá chỉ cần mở thùng, khuấy đều là có thể lăn trên bề mặt.
Lăn tối thiểu 2 – 3 lớp, lớp trước cách lớp sau khoảng 2 – 3 giờ.
Đợi đến khi bề mặt khô hoàn toàn sau 7 ngày, tiến hành thử nước.
Sau đó thả cá vào nuôi để trải nghiệm tính năng chống thấm mà loại sơn chống thấm bể nước này mang lại.
Bên cạnh đó, cũng có một số loại sơn chống thấm hồ cá koi phải pha với xi măng hoặc phụ gia chống thấm.
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và pha trộn các hợp chất theo tỷ lệ chính xác.
Để đảm bảo hiệu quả chống thấm của những loại sơn như vậy, bạn nên thuê đội thợ chống thấm chuyên nghiệp.
Lời kết:
Trên đây, Colorcity vừa chia sẻ cho bạn những cách lựa chọn sơn chống thấm bể cá đơn giản và hiệu quả.
Hy vọng rằng với những nội dung mà chúng tôi vừa đề cập sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chống thấm nhà ở.
>>>Xem thêm: Các loại sơn tường chống thấm tốt nhất